Vì sao phải có thêm bông hoa hồng đỏ gắn ở mỏ gà cúng đêm 30 Tết?

0
44

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử và phát triển, cùng với dòng chảy của lịch sử là những nét đẹp trong văn hóa được hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay. Vào những dịp quan trọng khác nhau thì sẽ có những phong tục đặc sắc khác nhau đầy ý nghĩa. Như vào đêm giao thừa thì theo quan niệm xưa, trên mâm cỗ cúng luôn luôn phải có một đĩa gà trống được luộc chín ở mỏ có ngậm thêm một bông hoa hồng đỏ rực.

Vì sao phải có thêm bông hoa hồng đỏ gắn ở mỏ gà cúng đêm 30 Tết?

Vậy nguồn gốc của phong tục này là từ đâu và bông hoa hồng đỏ này mang ý nghĩa gì? Có lẽ đây chúng chính là câu hỏi mà nhiều người Việt chúng ta vẫn đang tìm kiếm câu trả lời. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau lý giải điều này nhé.

Trước hết, việc cúng gà trống có thêm bông hoa hồng đỏ ở mỏ gà đầu tiện không ngoài mục đích là để trang trí cho đẹp, cho bắt mắt hơn. Sau nữa, hình tượng bông hoa hồng đỏ cũng chính là biểu tượng cho hình ảnh con gà trống rướn cổ, cất cao tiếng gáy gọi mặt trời trong ngày đầu tiên của năm mới.

Ngoài ra, để lý giải cho xuất xứ của tục cúng gà này còn có một cách giải thích khác. Theo đó, ngày xưa có một người đàn ông vừa cắt tiết gà để chuẩn bị cho mâm cúng Giao thừa thì người vợ chuyển dạ sinh con. Mãi lo chăm sóc cho vợ mà người đàn ông này bỏ dở việc đang làm. Sau đó khi anh ta xuống bếp để làm tiếp thì con gà đã chạy đi đâu mất, tìm mãi mới thấy con gà đã nằm chết trong bụi hoa hồng.

Người đàn ông đang lo lắng thì những người hàng xóm xung quanh an ủi rằng đó có lẽ là điềm lành nên đã đem gà vào làm thịt, sau khi luộc gà chín và dâng lên bàn thờ thì anh ta cũng đã ngắt một bông hoa hồng rồi gắn vào mỏ con gà.

Kể từ đó về sau dân ta có tục cúng gà trống miệng ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều này biểu tượng cho sự may mắn, an lành và mang lại vận đỏ cả năm cho gia chủ.