Trong mâm cỗ ngày lễ Tết, cúng giỗ thì thường người Việt ta mặc đình là phải có đĩa gà mới bày tỏ được hết lòng thành tâm đối với tổ tiên, người ngoài nhìn vào cũng dễ coi hơn. Mặt dù câu chuyện đặt gà cúng đã quá quen thuộc với các gia đình tuy nhiên đặt gà lên ban thờ như thế nào mới là đúng phong tục, đúng cách để tránh thất lễ với tổ tiên thì không phải ai cũng biết.
Thường thì đặt gà cúng giao thừa sẽ có những điểm khác so với cách đặt gà cúng gia tiên, nên bài tổng hợp này của chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ đến bạn đọc cách đặt gà giúp mang lại nhiều lộc, nhiều may mắn cho gia đình.
– Cách đặt gà cúng giao thừa
Khi chuẩn bị mâm cỗ giao thừa, gà đã được làm sạch, luộc chín phải đặt lên đĩa to, vừa vặn với con gà, nếu có buộc dây thì phải tháo ra hết, tiết và lòng được đặt gọn dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ rực. Và cần cú ý đó hướng quay của gà, ở đây phải đặt đầu ra hướng ra phía đường để đón quan Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình sẽ thay lại toàn bộ quan quân trong nom việc hạ giới, nên việc cúng này cũng là để đưa tiễn quan quân của năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới.
Bên cạnh đó, cách đặt gà cúng hướng ra đường cũng có ý nghĩa là gọi mặt trời chiếu vào nhà mình cho năm mới mọi thứ đều sáng sủa, mới mẻ và thuận lợi.
– Cách đặt gà cúng gia tiên
Trong khi đặt gà cúng giao thừa phải quay đầu ra ngoài thì cách đặt gà cúng gia tiên đối với một số ý kiến cho rằng không cần quá chú trọng là được đặt hướng như thế nào mới đúng.
Theo một số chuyên gia văn hóa thì gà đặt trên bàn thờ nên quay đầu gà về hướng bát hương với tư thế há miếng, chân quỳ, cánh duỗi ra tự nhiên, được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Nên có nhiều gia đình đặt gà quay đầu hướng ra ngoài có nghĩa là gà không chịu chầu. Tuy nhiên trên thực tế thì gà quay ra ngoài nhìn sẽ đẹp hơn nhưng như vậy chỉ đẹp về hình thức chứ không mang ý nghĩa tâm linh cũng như sự thành kính.